Niacinamide được biết đến là thành phần dưỡng da đa năng. Tuy nhiên, Niacinamide dùng sáng hay tối sẽ tốt hơn? Đây là thắc mắc của nhiều người khi sử dụng Niacinamide. Cùng Fixderma Việt Nam tìm hiểu kỹ hơn nhé!
Lợi ích của niacinamide là gì?
Trước khi tìm hiểu Niacinamide dùng sáng hay tối, hãy hiểu rõ hơn về công dụng của thành phần này. Niacinamide là thành phần chăm sóc da đa năng và tương đối “dễ chịu” với hầu hết mọi làn da. Dù người có làn da khô, nhạy cảm, lão hóa hay dễ bị mụn đều sử dụng Niacinamide được. Ngoài việc thân thiện với da, Niacinamide còn có nhiều lợi ích khác.
Cải thiện độ ẩm, ngăn ngừa lão hóa
Khi sử dụng sản phẩm chứa Niacinamide có thể cải thiện độ ẩm cho da bằng cách ngăn chặn sự bốc hơi độ ẩm từ da ra môi trường. Từ đó, giúp ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa da sớm, thúc đẩy sản xuất collagen.
Giảm viêm và kích ứng
Niacinamide cũng là một thành phần chống viêm tự nhiên và có thể làm dịu làn da bị kích ứng. Thành phần này còn cải thiện chức năng hàng rào bảo vệ da thông qua việc khóa độ ẩm và ngăn ngừa các tác nhân gây kích ứng tiềm ẩn.
Giảm mụn trứng cá
Nghiên cứu cho thấy, Niacinamide có hiệu quả trong việc kiểm soát sản xuất bã nhờn của da. Tuy nhiên, tác dụng giảm mụn trứng cá của Niacinamide sẽ không rõ ràng nếu chỉ sử dụng một hoạt chất này. Hãy kết hợp Niacinamide cùng các thành phần khác để điều trị mụn như Benzoyl Peroxide, Acid Salicylic…
Niacinamide dùng tối hay sáng thì tốt nhất?
Niacinamide được sử dụng tối đa hai lần mỗi ngày. Với lời khuyên này, thông thường bạn nên sử dụng một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Không giống như Retinol hay các hoạt chất treatment mạnh khác, Niacinamide không làm tăng độ nhạy cảm của da hay phản ứng gay gắt với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, Niacinamide dùng sáng hay tối đều được.
Với khả năng chống oxy hóa cao, Niacinamide càng nên được sử dụng vào ban ngày trước lớp kem chống nắng. Niacinamide hoạt động trên nền da để giúp da tránh tác hại từ gốc tự do.
Trong quy trình chăm sóc da buổi tối, Niacinamide là một lựa chọn tuyệt vời để sử dụng. Niacinamide hoạt động trên da giúp tái tạo các tế bào da mới và loại bỏ các tế bào da cũ.
Hướng dẫn dùng mỹ phẩm có chứa Niacinamide
Niacinamide luôn phải được thoa lên làn da khô. Khi thoa trên làn da ướt, Niacinamide có khả năng gây kích ứng. Công thức của Niacinamide có độ pH nằm ở khoảng 5 – 6. Vì vậy, các sản phẩm chứa Niacinamide thường ở dạng lỏng, dễ thấy nhất là serum hoặc lotion.
Niacinamide dùng sáng hay tối đều được. Tuy nhiên, hãy sử dụng Niacinamide theo thứ tự lỏng trước đặc sau thường dùng trong quy trình chăm sóc da. Để hiệu quả, nên sắp xếp thứ tự sản phẩm có độ pH thấp đến cao để không làm mất cân bằng độ pH của da.
Để đạt hiệu quả dưỡng da cao hơn, hãy kết hợp Niacinamide cùng với BHA, Retinol, vitamin C. Ngoài ra, bạn có thể chọn sản phẩm được có cả Niacinamide và các thành phần dưỡng da khác, được thiết kế với nồng độ thích hợp.
Lưu ý khi sử dụng niacinamide
Không sử dụng các sản phẩm có hàm lượng Niacinamide trên 10%. Sử dụng quá liều lượng có thể gây kích ứng và mẩn đỏ. Vì Niacinamide khá dễ hấp thụ vào da nên sử dụng nhiều sản phẩm chứa hoạt chất này chồng lên nhau là không cần thiết và vô ích.
Niacinamide còn giúp cải thiện sức khỏe làn da. Mặc dù hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng làn da sẽ được cải thiện sau 4 tuần sử dụng Niacinamide nhưng đây không phải là con số chính xác 100%. Hiệu quả của Niacinamide còn tùy thuộc vào cách bạn sử dụng trên da.
Niacinamide an toàn với mọi làn da nhưng không đồng nghĩa với việc không có trường hợp bị kích ứng. Niacinamide sẽ có khả năng gây kích ứng khi sử dụng với các công thức chứa nồng độ cao.
Đỏ và ngứa là một số phản ứng thường gặp khi kích ứng Niacinamide. Tuy đây không phải là tình trạng quá nghiêm trọng đối với da nhưng có thể gây yếu hàng rào bảo vệ da.
Trên đây là các thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc Niacinamide dùng sáng hay tối. Niacinamide bôi sáng hay tối cũng sẽ cho hiệu quả cao trong việc chăm sóc làn da. Bạn có thể chọn lựa sản phẩm chứa Niacinamide của Fixderma để quá trình dưỡng da thêm dễ dàng và an toàn.
Xem thêm:
- Glycolic Acid Là Gì? Cách Sử Dụng Acid Glycolic
- AHA Là Gì Trong Mỹ Phẩm? Công Dụng Của Hoạt Chất AHA
- Arbutin Là Gì? Tác Dụng Của Arbutin Trong Chăm Sóc Da