Glycolic Acid và Niacinamide là hai thành phần phổ biến trong mỹ phẩm chăm sóc da. Hai thành phần này có công dụng gì và kết hợp ra sao để hiệu quả? Cùng Fixderma Việt Nam tìm hiểu chi tiết với thông tin trong bài viết này nhé!
Glycolic Acid và Niacinamide là gì?
Là một tín đồ chăm sóc da, bạn không thể không biết đến hai hoạt chất phổ biến: Glycolic Acid và Niacinamide. Đây đều là thành phần giúp giải quyết nhiều vấn đề của da. Cụ thể:
Glycolic Acid là gì?
Glycolic Acid là một loại AHA được lấy nguồn gốc từ mía. Đây là loại AHA chứa phân tử nhỏ nhất trong nhiều loại AHA. Vì vậy, khả năng của Glycolic Acid được đánh giá cao.
Theo nhiều nghiên cứu, Glycolic Acid có khả năng tẩy tế bào chết trên bề mặt da, nới lỏng chất keo giữ các tế bào nên giúp thúc đẩy quá trình sản sinh collagen cho da tươi sáng. Chính vì lẽ đó, thành phần này đã trở nên vô cùng phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da.
Niacinamide là gì?
Niacinamide còn được gọi với cái tên quen thuộc là vitamin B3. Không kém cạnh Glycolic Acid, Niacinamide được đánh giá cao trong việc chăm sóc làn da. Loại vitamin B3 này có trong nhiều sản phẩm như serum đặc trị, kem dưỡng, sữa tắm, dầu gội…
Đối với những làn da hư tổn, Niacinamide có khả năng phục hồi kỳ diệu khi sử dụng với nồng độ phù hợp. Khi kết hợp cùng các hoạt chất khác, Niacinamide giúp cấp ẩm, se khít lỗ chân lông và giảm tổn thương cho da.
Có thể kết hợp Glycolic Acid và Niacinamide không?
Theo các chuyên gia, Glycolic Acid có thể kết hợp được với Niacinamide. Chúng phát huy tốt công dụng của nhau và tăng cường hiệu quả tẩy tế bào chết, giảm khả năng kích ứng. Nhìn chung, hai thành phần này khi được kết hợp với nhau theo tỷ lệ thích hợp sẽ giúp bạn cải thiện được nhiều vấn đề của da.
Tác dụng của Glycolic Acid + Niacinamide khi kết hợp
Hai thành phần chăm sóc da phổ biến này khi kết hợp với nhau mang lại công dụng gì cho da? Một số tác dụng rõ rệt khi kết hợp hai thành phần này mà bạn có thể biết như sau:
Hiệu quả tẩy tế bào chết trên bề mặt da cao
Glycolic Acid là một loại AHA nên có khả năng tẩy tế bào chết cho da thông thoáng trên bề mặt da. Nếu kết hợp cùng với Niacinamide sẽ gia tăng hiệu quả tẩy tế bào chết, thúc đẩy da đều màu khi được loại bỏ tế bào sừng.
Giảm khả năng kích ứng
Là một loại tẩy tế bào chết hóa học, Glycolic Acid vẫn có khả năng gây kích ứng trên da. Trong lúc này, Niacinamide với tính năng làm dịu sẽ hạn chế được kích ứng do Glycolic Acid. Sự kết hợp này sẽ giúp bạn sử dụng Glycolic Acid an toàn hơn.
Thúc đẩy sản xuất collagen, ngăn ngừa lão hóa
Collagen là thành phần quan trọng giúp da săn chắc và duy trì độ đàn hồi. Khi da thiếu hụt collagen, Glycolic Acid có thể kích thích sản sinh collagen để bù đắp. Kết hợp Glycolic Acid và Niacinamide cũng có khả năng tương tư mang lại sự tươi mới cho làn da.
Giảm mụn, giảm thâm sạm
Glycolic Acid là hoạt chất tẩy tế bào chết có khả năng làm thông thoáng lỗ chân lông, loại bỏ dầu thừa giúp cải thiện tình trạng mụn. Bên cạnh đó, Niacinamide là thành phần được biết đến với công dụng ức chế sản sinh melanin, làm dịu da sẽ giúp da sáng khỏe hơn.
Nên dùng Glycolic Acid trước hay sau Niacinamide
Trong quá trình kết hợp hai hoạt chất với hai sản phẩm khác nhau, bạn nên xem xét kết cấu của hai hoạt chất này. Sắp xếp sử dụng theo thứ tự lỏng trước đặc sau. Nếu như hai sản phẩm chứa Glycolic Acid hay Niacinamide đều dạng lỏng, hãy sử dụng sản phẩm chứa Glycolic Acid trước.
Glycolic Acid sẽ giúp lấy đi tế bào chết trên bề mặt da. Sau đó, khoảng 5 – 10 phút bạn tiếp tục sử dụng sản phẩm chứa Niacinamide. Thời gian nên được cách ra để mỗi hoạt chất thẩm thấu vào da tốt hơn.
Cách dùng Glycolic Acid và Niacinamide cho từng loại da
Glycolic Acid kết hợp được tốt với Niacinamide. Tuy nhiên, mỗi loại da sẽ cần các sản phẩm có nồng độ khác nhau. Bạn có thể tham khảo các hướng dẫn dưới đây.
Da dầu mụn
Glycolic Acid và Niacinamide là hai thành phần giúp ích cho việc cải thiện dầu mụn. Glycolic Acid sẽ loại bỏ đi lớp sừng trên bề mặt, Niacinamide thấm sâu vào lỗ chân lúc giúp kháng viêm, chống viêm. Nếu làn da dầu mụn, bạn có thể dùng toner chứa Glycolic Acid để lâu mỗi tối và sử dụng serum chứa Niacinamide sau đó.
Da khô và da nhạy cảm
Tẩy da chết mỗi ngày là điều không nên làm đối với da khô và nhạy cảm. Hãy sử dụng Glycolic Acid với nồng độ thấp khoảng 5% và sử dụng cách ngày hoặc 1 – 2 lần/ tuần. Riêng sản phẩm chứa Niacinamide giúp cấp ẩm nên sử dụng mỗi ngày.
Da hỗn hợp
Làn da hỗn hợp được kết hợp các đặc tính của da khô và da dầu. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng linh hoạt hai hoạt chất. Bạn nên dùng Glycolic Acid với tần suất nhiều hơn cho vùng da tiết dầu, Niacinamide có thể sử dụng toàn bộ làn da để dưỡng ẩm, kháng viêm.
Lưu ý khi dùng Glycolic Acid và Niacinamide
Tuy Glycolic Acid hay Niacinamide đều là thành phần tốt cho da. Tuy nhiên, nếu sử dụng sản phẩm sẽ gây phản tác dụng. Thay vì vậy, hãy lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Sử dụng nồng độ thấp khi mới làm quen: Dù cả hai hoạt chất đều khá lành tính cho làn da. Tuy nhiên, nồng độ thấp dưới 5% sẽ an toàn, hạn chế gây kích ứng. Nếu da đáp ứng tốt, bạn có thể tăng lên 10 – 20% để tăng khả năng điều trị vấn đề của da.
- Sử dụng Glycolic Acid vào buổi tối: Glycolic Acid giúp loại bỏ tế bào chết nên tăng độ nhạy cảm của da khi tiếp xúc với tia UV. Do đó, hãy sử dụng sản phẩm chứa hoạt chất này vào ban đêm. Niacinamide có thể bôi ngày và đêm.
- Không nên sử dụng Glycolic Acid và Niacinamide chung với Retinoid hoặc vitamin C: Về cơ bản, các hoạt chất treatment khá mạnh, không nên dùng chung với tẩy tế bào chết hóa học để tránh kích ứng.
- Bổ sung thêm dưỡng ẩm: Glycolic Acid giúp da thông thoáng nên có khả năng làm da khô. Vì vậy, bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc mặt nạ kèm theo để tăng dưỡng chất cấp ẩm.
Trên đây là thông tin Fixderma Việt Nam cung cấp cho bạn về hai hoạt chất Glycolic Acid và Niacinamide. Bạn có thể chọn lựa các sản phẩm chăm sóc lành tính của Fixderma Việt Nam có chứa hai hoạt chất này. Liên hệ với chúng tôi nếu bạn có thắc mắc về sản phẩm!
Xem thêm:
- Giải Đáp: Niacinamide Dùng Sáng Hay Tối Cho Hiệu Quả Cao Hơn
- Quy Trình Dưỡng Trắng Da Mặt Chuẩn Khoa Học, An Toàn
- AHA Là Gì Trong Mỹ Phẩm? Công Dụng Của Hoạt Chất AHA