Khi chăm sóc da, việc kết hợp các thành phần với nhau phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết về các hoạt chất kỵ nhau trong mỹ phẩm để tránh da bị break out. Cùng Fixderma tìm hiểu chi tiết trong bài nhé!
Benzoyl Peroxide và Retinol
Có nhiều các hoạt chất kỵ nhau trong mỹ phẩm, trong đó Benzoyl Peroxide và Retinol là ví dụ điển hình. Thực chất, hai thành phần này có tác dụng đẩy nhanh hiệu quả điều trị mụn. Bởi vì, Retinol là thành phần giúp tái tạo làn da, thúc đẩy tế bào mới sản sinh. Benzoyl Peroxide được sử dụng phổ biến khi điều trị mụn.
Vậy, vì sao hai thành phần này dễ kỵ nhau? Nếu xét về công dụng của mỗi thành phần đều rất tốt cho làn da. Tuy nhiên, hai thành phần này không được khuyên dùng cho làn da yếu. Sự kết hợp này dễ làm da bị kích ứng, thậm chí làm tình trạng mụn nặng thêm.


BHA/AHA + Retinol
Trào lưu sử dụng BHA, AHA và Retinol được nhiều người truyền tai nhau. Nếu bạn mới tập kết hợp các thành phần trong mỹ phẩm có thể sử dụng riêng từng thành phần. Hiểu đơn giản, Retinol sẽ thúc đẩy da tái tạo nhanh hơn thông thường. Do đó, khi dùng Retinol phải kết hợp với loại phục hồi xịn nếu không sẽ làm da mỏng yếu.
AHA và BHA được xem là chất tẩy tế bào chết, loại bỏ lớp sừng già trên da. Như vậy, quá trình này nếu được lặp đi lặp lại với tần suất cao cũng có thể làm da bị mỏng đi.


Dầu và nước
Danh sách các hoạt chất kỵ nhau trong mỹ phẩm không thể thiếu dầu và nước. Sản phẩm gốc dầu thường chứa các loại dầu dưỡng từ thiên nhiên giúp cung cấp độ ẩm cho da. Sản phẩm gốc nước thành phần chính là nước. Kết cấu của sản phẩm gốc nước sẽ mỏng nhẹ hơn.
Bạn cần biết rằng, dầu không tương thích với nước. Nếu sản phẩm gốc nước lên sản phẩm có gốc dầu sẽ không tan và tạo một lớp màng trên da. Cuối cùng, hai sản phẩm này sẽ không thể thẩm thấu vào da.
Kết hợp sản phẩm gốc dầu và gốc nước để hạn chế kích ứng nên sử dụng sản phẩm dạng nước trước. Khi sản phẩm thẩm thấu hoàn toàn vào da hãy đến sản phẩm dạng dầu.


Axit Glycolic và Axit Salicylic
Cả Axit Glycolic và Axit Salicylic đều là thành phần có công dụng tẩy tế bào chết trên da, cũng như cho hiệu quả đối với làn da mụn. Hai sản phẩm này có thể sử dụng cùng nhau nhưng Fixderma khuyên bạn không nên kết hợp trong một quy trình.
Bởi vì cả hai thành phần này đều có chung công dụng nên khi kết hợp Axit Glycolic và Axit Salicylic dễ gây ra các phản ứng nghiêm trọng cho da. Khi hàng rào của da bị tổn thương sẽ dễ dẫn đến kích ứng.
Vitamin C + AHA
Gợi ý tiếp theo về các hoạt chất kỵ nhau trong mỹ phẩm không nên sử dụng là bộ đôi vitamin C và AHA. Đối với làn da khỏe, Vitamin C và AHA sẽ giúp giảm thâm, cho da sáng mịn.
Vitamin C là chất chống oxy hóa có khả năng ngăn chặn tác hại từ tia UV. Còn AHA là thành phần tẩy tế bào chết trên bề mặt da. Khi kết hợp đúng sẽ giúp da được cải thiện kết cấu. Tuy vậy, nếu bạn không hiểu rõ về hai thành phần này không nên kết hợp. Chúng dễ kích ứng, đặc biệt khi sử dụng ở nồng độ cao.


Vitamin C + Niacinamide
Top các hoạt chất kỵ nhau trong mỹ phẩm kế tiếp là vitamin C và Niacinamide. Hầu hết, mọi người đều nghĩ rằng Niacinamide là thành phần dễ sử dụng và ít gây kích ứng. Đây là thành phần mang lại nhiều lợi ích cho da từ ức chế melanin đến thu nhỏ lỗ chân lông.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, vitamin C và Niacinamide không nên kết hợp với nhau. Bởi vì, Niacinamide có độ pH trong khoảng 5 – 7, còn vitamin C chỉ nằm ở mức 2.8 – 3.2. Vì có độ chênh lệch cao nên khi sử dụng dễ gây đỏ da.
Nếu muốn kết hợp hai thành phần này, bạn nên sử dụng một lớp toner trước để cân bằng độ pH. Sau đó, dùng sản phẩm có độ pH trước và sản phẩm còn lại sau.
AHA + Niacinamide
Tương tự vitamin C, AHA là acid có nồng độ pH thấp. Trong khi đó, Niacinamide có độ pH cao. Việc chênh lệch độ pH giữa hai sản phẩm sẽ dễ gây kích ứng cho da, đặc biệt người có da nhạy cảm.
Được xếp vào các hoạt chất kỵ nhau trong mỹ phẩm, Niacinamide và vitamin C khi dùng chung sẽ tạo ra một chất được gọi là Nicotinic Acid. Hoạt chất này có thể làm đỏ da hoặc ngứa da.
Trên đây là danh sách các hoạt chất kỵ nhau trong mỹ phẩm. Hy vọng, qua các thông tin này sẽ giúp bạn biết cách chọn hoạt chất sử dụng. Liên hệ với Fixderma nếu bạn có thắc mắc về sản phẩm nhé!
Xem thêm:
- Phân Loại Các Hoạt Chất Trong Mỹ Phẩm Cần Biết
- Đâu Là Các Hoạt Chất Trị Nám Được Khuyên Dùng?
- Điểm Danh Các Hoạt Chất Trị Mụn Được Đánh Giá Cao Năm 2025